NHẠC

Ai đi miền Tây ai về ghé lại nơi đây
Long An Tiền Giang Mỹ Tho Mỏ Cày Hàm Luông
Trà Vinh Bến Tre ta về đây
Dù Kê ai hát xem thật hay
Tiếng Hoa tiếng Tiều tiếng người Khơ Me
Vui như ngày tết
Nhớ tiếng ai rao bán dọc đường
Mời anh mua trái sơ ri mận dừa cam bưởi
Trái cây nhãn xoài dâu mít ngọt sầu riêng
Nhớ mãi Long Xuyên – Châu Đốc về Tịnh Biên – nghe thương nhớ Hà Tiên

Nhớ Vĩnh Long – nhớ mùi mắm đồng cá sông (hoh hoh)
Cần Thơ Sóc Trăng mênh mông – nhớ mùa lúa đồng trổ bông
Có người nói cười rất đông – ghe xuồng mua bán trên sông
Về Bạc Liêu – Tháp Mười hò hẹn trên đồng
Người nhớ ai – ai về đất lành An Giang – hay về thăm người Hậu Giang
Có nghe tiếng đàn xốn xang – câu hò xang xừ xê cống
Có ai nhớ người nhớ mong – ngóng trông tin nhạn – ơi bạn
Nằm nghe tiếng đàn cải lương – của ai sao bậu – không lại
Cà Mau cuối trời mến thương
Rạch Giá ơi! nhớ thương người – là người nơi đây.

NAM: Tình miền tây vừa đẹp lại vừa hay hễ đến nơi đây khi về vừa khuất cái vẫy tay tim đã đong đầy nỗi nhớ.

NỮ: Hổng có lẫn vô đâu được đâu nghen, nó duyên duyên ngộ ngộ – mùa mùa, quê quê mà làm lòng ta vướng nợ tự khi…

VỌNG CỔ

1- …nào.

NAM: Nợ cả cái tiếng ỪA dễ thương mộc mạc ngọt ngào.
(Nói) Ấy ơi! Mình làm quen được không vậy ấy? Em bứt vạt áo trả lời

NỮ: Ừa! được chứ sao hông (-) (bẽn lẽn bứt vạt áo)

NAM: Chỉ nhiêu thôi mà lòng đã rộn tưng – tim bỗng dưng đập mạnh quá chừng chừng.

NỮ: Nhưng mà đó có thương thì nói phứt nghe hông
Đừng nổ vỏ lãi chạy vòng vòng tía má la, thiên hạ quở.

NAM: (Nhạc – Đoản Khúc Lam Giang)

Nhớ tiếng ai rao bán dọc đường

NỮ: Mời anh mua trái sơ ri mận dừa cam bưởi
Trái cây nhãn xoài dâu mít ngọt sầu riêng

NAM: Nhớ mãi Long Xuyên – Châu Đốc về Tịnh Biên

NỮ: Nghe thương nhớ Hà Tiên

2- NAM: Nợ cái bao dung chân tình hào phóng, lạ hoắc lạ quơ mà như quen biết tự bao giờ.

NỮ: (nói giọng già) Lỡ đường phải hông con? Vô nhà đi, ngoại cho ở nhờ.
Trong nhà còn rọng nhiêu con rô con lóc, đem mần hết cho ngoại đãi khách nghen bay.

NAM: Miền tây bình dị mà nhân nghĩa ngọt ngay, lu nước để ven đường ai khát dừng lại uống.

NỮ: . Son sắt như quê với vụ mùa như đồng với ruộng, chung thuỷ như tình hoa muống với bờ ao. (dứt câu 2)

NHẠC
Nhớ Vĩnh Long nhớ mùi mắm đồng cá sông (hoh hoh)
Cần Thơ Sóc Trăng mênh mông nhớ mùi lúa đồng trổ bông
Có người nói cười rất đông ghe xuồng mua bán trên sông
Về Bạc Liêu Tháp Mười hò hẹn trên đồng
Người nhớ ai ai về đất lành An Giang hay về thăm người Hậu Giang
Có nghe tiếng đàn xốn xang – câu hò xang xừ xê cống
Có ai nhớ người nhớ mong ngóng trông tin nhạn – ơi bạn
Nằm nghe tiếng đàn cải lương – của ai sao bậu – không lại
Cà Mau cuối trời mến thương
Rạch Giá ơi! nhớ thương người là người nơi đây.
Ai đi thật xa ai về ghé lại nơi đây
Quê tôi là con sông dài đất ngọt miền Tây
Hàng cây vẫn xanh bên làng quê
Hàng dừa soi bóng bên bờ đê
Đất quê hương này vẫn còn nơi đây
Tình quê miền Tây

NAM: Miền tây thân yêu mặc áo hoa thêu, thêu chín Rồng uốn lượn. Lúc như thiếu nữ thị thành kiêu sa mướt rượt, lúc như cô gái nông thôn mộc mạc ưa…

VỌNG CỔ

5-…nhìn.

NỮ: Dáng phố mà hồn quê để sao xuyến lòng mình

NAM: Nhớ bữa dìa Rạch Giá, má nói nêm tình trong tô bún cá nên ngon.

NỮ: Tới Bến Tre uống ngụm nước dừa mà nghe ngọt cả quê hương, về Đồng Tháp thương câu hò giữa mênh mông sen nở.

NỮ: Miền Tây hễ đến là yêu khi xa là nhớ – gọi Bậu xưng Qua nghe chân chất thiệt thà.

NHẠC

NAM: Người nhớ ai – ai về đất lành An Giang – hay về thăm người Hậu Giang
Có nghe tiếng đàn xốn xang – câu hò xang xừ xê cống

NỮ: Có ai nhớ người nhớ mong – ngóng trông tin nhạn – ơi bạn

NAM: Nằm nghe tiếng đàn cải lương – của ai sao bậu – không lại

NỮ: Cà Mau cuối trời mến thương
Rạch Giá ơi! nhớ thương người là người nơi đây.

(Trở về vọng cổ)
NAM:
Xứ chằng chịt sông, chằng chịt kinh, chằng chịt rạch
Để ta vừa dợm chân đã chằng nhịt nhớ trong lòng.

NỮ: Miền Tây sông nước mênh mông
NAM: Đến rồi yêu quá lòng không muốn về.

NAM: Yêu rồi dáng phố hồn quê
Ngời ngời khí phách, bề bề nghĩa nhân.

TÌNH QUÊ MIỀN TÂY
Tác giả Trần Ngọc Hoà