Có từ bao giờ?
Mà sắt son cùng cha thủy chung cùng mẹ
Hậu phương dịu dàng tuyến đầu mạnh mẽ
Cùng Nam Bộ đồng hành
Vui buồn sướng khổ có nhau.
Đau khi Tổ Quốc đau
Đất nước ngày chia cắt
Những cuộc chia ly nghẹn thắt
Khăn chậm chùi giọt nghẹn ngào từ lòng mẹ chảy ra.
Khăn cùng các anh các chị xông pha
Hành quân đánh giặc
Cùng dầm lung ngủ rừng nằm gai nếm mật
Choàng tắm, băng vết thương, đùm gạo nướng cơm bùn.
Sốt rét rừng cùng run những cơn run
Guộn di hài đồng đội về với đất
Người là liệt sĩ xa nhà còn khăn là di vật
Di vật của chiến tranh.
Là biểu tượng của phụ nữ Nam Bộ chịu khó chịu thương chất phác hiền lành
Khăn của sự thủy chung của lòng trung hiếu
Khăn là kỷ vật không thể thiếu
Trong những cuộc chiến tranh đuổi quân xâm lược đất Phương Nam.
Khăn như cô gái vùng phù sa châu thổ nồng nàn
Ai xa quê hễ thấy khăn rằn là Phương Nam dâng đầy mắt nhớ
Khăn với phương Nam như là duyên với nợ
Như Tổ Quốc với quê hương không thể tách rời.
Mộc mạc dịu dàng chân chất lắm ai ơi!
Nhỏ bé mà kiên cường như người phương Nam vậy
Lúc trói quân thù, lúc bịt mắt, lúc phất cùng tiếng xung phong vang dậy
Khi làm võng địu con dưới lửa đạn bom gầm.
Ngăn mồ hôi trên trán cha lúc nắng dãi, quán ấm cổ mẹ khi mưa dầm
Là kỷ vật lứa đôi trao hẹn ước
Là duyên dáng miền tây mặn mòi tha thướt
Là văn hóa một vùng miền nhưng duyên cái duyên chung.
Chiếc Khăn Rằn
Nét đặc trưng riêng của Nam bộ anh hùng.
CHIẾC KHĂN RẰN
Tác giả Trần Ngọc Hoà